Theo đông y, cây Hy thiêm vị đắng, tính mát, công dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Người chân tay tê bì, đau lưng, mỏi gối dùng sẽ khỏi. Từ xa xưa, Hy thiêm đã góp mặt trong các bài thuốc cổ truyền dân tộc nổi tiếng chữa đau nhức xương khớp.
- Tổng quan về cây Hy thiêm
-Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.- Họ cúc Asteraceae
-Bộ phận dùng: Thân và lá cây được sử dụng làm thuốc. Loại bỏ gốc và rễ
– Mô tả cây: Cây cao chừng 30-40cm, đến 1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối cuống ngắn, hình 3 cạnh hay thuôn hình quả trám, đầu lá nhọn, phía cuống cũng thót lại, mép có răng cưa, mặt dưới hơi có lông, dài 4-10cm, rộng 3- 6cm. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, cuống có lông tuyến dính. Có 2 loại lá bắc không đều nhau: Lá bắc ngoài hình thìa dài 9-10mm, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính, các lá bắc trong dài 5mm, hợp thành một tổng bao tất cả đều mang lông tuyến dính. Quả bế đen hình trứng, 4-5 cạnh dài 3mm, rộng 1mm.
-Tính vị công năng: Hy thiêm có vị cay đắng, tính mát, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, trừ thấp, chỉ thống, lợi gân cốt. Những người tê đau mà do âm huyết không đủ không dùng được. Hiện nay vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, bán thân bất toại, gân cốt nhức mạnh, lưng gối tê dại.
Công năng: trừ phong thấp, Thanh nhiệt, giải độc
Chủ trị: đau lưng gối, xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.
- Tác dụng của Hy thiêm trong chữa bệnh đau xương khớp
Theo tài liệu cổ, hy thiêm vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Những người tê đau mà do âm huyết không đủ không dùng được. Hiện nay vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, bán thân bất toại, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại
- Bài thuốc giúp điều trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân cốt: Hy thiêm 3 chỉ, Bạch mao đằng 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc Ngưu tất 5 chỉ. Sắc uống hằng ngày.
- Chữa tê mỏi, phong thấp, đau nhức xương: Bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng, bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn lại làm viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn.
- Trị phong thấp, viêm đa khớp dạng thấp dùng Hy thiêm 4 lượng, sắc lấy nước cốt, thêm đường đen, cô lại thành cao, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 1 chén trà nhỏ.
- Chữa phong thấp: Hy thiêm thảo 250 lượng (100 g), Thiên niện kiện 12 lượng (50 g), đường và rượu trắng 1 lít, nấu thành cao, chia làm 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn trưa hoặc tối.
Theo Y học cổ truyền, ba dược liệu (Hy thiêm, Ngưu tất, Khúc khắc) đã được áp dụng trên 154 bệnh nhân, trong đó có 95 viêm đa khớp lành tính, 40 viêm đa khớp dạng thấp, 14 đau lưng và 5 đau dây thần kinh tọa. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt trên lâm sàng với kết quả tương đối nhanh và tốt nhất đối với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn. Tác dụng điều trị tương đối tốt với viên đa cấp dạng thấp, chưa có biến dạng về khớp và đối với các chứng đau nhức đơn thuần. Khi đã có biến dạng về xương, cơ, khớp thì kết quả kém. Thuốc không gây tác dụng phụ gì đáng kể nhưng cần chú ý uống thuốc sau bữa ăn để tránh gây kích thích niêm mạc dạ dày.
Ba dược liệu (Hy thiêm, Ngũ gia bì, Mã tiền) đã được nghiên cứu trên ứng dụng trên tổng số 60 bệnh nhân viên đa khớp dạng thấp và 55 bệnh nhân thấp khớp. Thuốc có tác dụng:
- Chống viên trên những bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ đạt 80%. Thuốc tỏ ra tốt ở giai đoạn sớm của bệnh.
- Giảm đau trên những bệnh nhân đau nhức khớp không rõ nguyên nhân, tỷ lệ đạt 80%. Tác dụng giảm đau kém hơn so với tác dụng tiêu viêm.
- Gây ra 1 số tác dụng phụ như cảm giác sưng đau tăng trong 3-5 ngày đầu điều trị, 57% bệnh nhân bị táo bón và 42% bệnh nhân có cảm giác háo khát
Dược liệu khô Hy thiêm
Trong 3 dược liệu có công thức, Hy thiêm có vai trò quan trọng hơn cả.
– Lưu ý: Người không có phong thấp thuộc âm hư không được sử dụng, Hy thiêm kỵ sắt.
Trích nguồn từ: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư. Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.
Ý kiến của bạn