Những công dụng đặc biệt của Ngũ gia bì gai

31 views

  1. Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.

– Họ nhân sâm (Araliaceae)

– Bộ phận dùng: Vỏ rễ và vỏ thân thu hái vào mùa thu đông đã được rửa sạch, phơi hay sấy khô.

 


Dược liệu Ngũ Gia Bì Gai 

  1. Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, ngũ gia bì gai còn là một vị thuốc bổ, làm mạnh gân xương, thấp khớp, lưng gối mỏi đau, trẻ con chậm biết đi, ông dương sự kém. Ngày dùng 12g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

=> Khu phong, chỉ thống, dưỡng huyết. Chù trị: Đau lung gối xương khớp co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gày phù nề.

+Ở Trung Quốc, ngũ gia bì gai (thích tam giáp) còn được dùng chữa cảm mạo, sốt cao, ho đờm có máu, hoàng đản, bạch đới, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt.

  1. Tác dụng dược lý

Ngũ gia bì gai có tác dụng kích thích tâm thần: Trong thử nghiệm gây trạng thái trầm uất trên chuột nhắt trắng theo phương pháp Porsolt, ngũ gia bì gai cũng như tam thất và đinh lăng, có tác dụng làm giảm thời gian bất dộng của chuột. Nước sắc và dịch chiết cồn từ vỏ cây có các tác dụng làm tăng hoạt động tự nhiên của súc vật thí nghiệm, tăng khả năng bám trụ quay của chuột, rút ngắn thời gian gây ngủ của hexobarbital, tăng khả năng thiết lập phản xạ có điều kiện và tăng khả năng duy trì phản xạ có điều kiện. Ngoài ra, ngũ gia bì gai còn có khả năng tăng cường tác dụng gây co giật của Strychnin và pentetrazol. Tuy ngũ gia bì gai có tác dụng gây hưng phấn tâm thần nhung không làm thay đổi hoạt tính của men monoamin – oxỵdasa (MOA) ở não và gan chuột thí nghiệm.

Thuộc nhóm này, có cây Acanthopanax senticosus (Eleutherococcus senticosus) đã được cầc tác giả Liên Xô trước đây nghiên cứu nhiều về dược lý và đã chứng minh có các tác dụng sau: Tác dụng “sinh thích nghi (adaptogen) tốt hơn nhân sâm, tạo cho cơ thể ỏ trạng thái sức đề kháng được tăng cường một cách không đặc hiệu (a State of non – speciificaliy increased resistance) với những đặc điểm sau:

+Tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể đối vối các tác nhân gây độc hại như các tác nhân về vật lý (quá lạnh, nóng bức, quá tải, không trọng lượng, vận động quá móc hoặc bất động bắt buộc phóng xạ), tác nhân hoá học (các chất độc), tác nhân sinh học (vi khuẩn, ung thư);

+Điều tiết quá trình bệnh lý, làm cho cơ thể có xu hướng trở về trạng thái bình thường, ví dụ như đối với bệnh đường huyết cao do thức ăn hoặc do tiêm adrenalin thì A.senticosus có tác dụng làm hạ đường huyết nhưng ở trường hợp đường huyết thấp do insulin gây nên thì lại có tác dụng nâng cao đường huyết.

+Độc tính thấp, với liều dùng tăng sức đề kháng của cơ thể, không làm ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của cơ thể. Ngoài tác dụng trên, cây còn có tác dụng làm giãn mạch máu, cải thiện việc cung cấp máu cho não, hạ huyết áp. Đối vói thần kinh trung ương, dạng chiết từ A. senticosus có tác dụng gây trấn tĩnh, kéo dài thôi gian gây ngủ của nembutal, giảm co giật do picrotoxin gây nên. Polysaccharid chiết từ A. senticosus có tác dụng kích thích miễn dịch. Đối với hiện tượng giảm bạch cầu do bezen hoặc cyclophosphamid gây nên, A. senticosus có tác dụng phòng ngừa. Trên lâm sàng, cây được dùng điều trị ngộ độc benzen mạn tính và bệnh giảm bạch cầu có kết quả nhất định.

-Lưu ý: Những người âm hư hỏa vượng nhưng lại không có thấp nhiệt thì tránh dùng những bài thuốc từ dược liệu này. Ngoài ra, dược liệu còn được nghiên cứu là kỵ một số loại thuốc Tây như Dipyridamode, Clopiogrel hay Aspirin.

 

Cây ngũ gia bì gai

  1. Tính vị, công năng

Ngũ gia bì gai có vị đắng, cay, tính mát, vào 3 kinh can, phế, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc.

  1. Bài thuốc có ngũ gia bì gai

Chữa đau khắp mình mẩy, đau lưng, đau xương: Ngũ gia bì thái nhỏ sao vàng 100g, rượu trắng 30° một lít, ngâm trong 10-15 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống một cốc con chừng 30ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa chứng kẻ trảo phong, tay run rẩy không cầm nắm được, miệng lập cập: Ngũ gia bì gai 30g; ngưu tất, thạch hộc mỗi vị 24g; nhục quế (bỏ vỏ ngoài) ống; gừng khô 3g, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa bạch đới, kinh nguyệt khó khăn: Rễ ngũ gia bì gai 9g, hồng ngưu tất 6g. sắc nước uống (Giang Tây thảo dược thủ sách).

Chữa thổ huyết lao thương: Rễ ngũ gia bì gai, ngưu tất, chu sa liên, tiểu huyết đằng, mỗi vị 9g. Ngâm rượu uống, ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 30ml (Quý Châu thảo dược – Trung Quốc).

Trích nguồn: Sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn