Tác dụng chữa bệnh của cẩu tích

37 views

Cẩu tích còn có tên khác là kim mao cẩu tích, lông cu ly, cây lông khỉ, cù liền, cù lần. Đây là dược liệu phổ biến góp mặt trong các bài thuốc dân gian trị  chứng phong thấp, đau mỏi lung gối…

  1. Tổng quan

Tên khoa học: Cibotium barometz (L.) J. Sm. – Polypodium barometz L.

Họ Lông cu ly Dicksoniaceae

Mô tả cây:

Cây lông cu ly là một loại quyết thực vật, có khi cao tới 2,50m. Lá dài đến 2m, phủ bởi nhiều vẩy vàng bóng. Ở mỗi bên gân giữa bậc ba, có một hay hai ổ từ nang. Thân rể có lông tơ màu vàng bao phủ, trông tựa như con chó con hay như con cu ly. Vì thân rễ cây này trông giống con vật cho nên ngày xưa tại châu Âu hồi thế kỷ thứ 16-17, người ta cũng cho nó là một con vật và đặt tên là Agnus scynthius. Người ta cho rằng cây động vật này sinh ra do một hạt dính vào rễ, có máu và thịt như một con vật ăn cỏ. Vì con vật này không đi lại được cho nên sau khi nó ăn hết cỏ xung quanh nơi nó được sinh ra thì nó chết đi.


Cây Cẩu Tích

  • Phân bố, thu hái và chế biến

Cẩu tích mọc hoang khấp nơi ở miền rừng núi Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Philipin, Malaixia và Inđônêxia. Miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam) cũng có.

Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhắt vào cuối thu sang đông. Khi hái về thì rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ, thái mỏng, phơi khô. Có khi đồ hơi nước rồi mới phơi, làm như vậy nhiều lần; có khi lại còn đổ với đậu đen chín lần đồ, chín lần phơi rồi cuối cùng thái mỏng phơi khô.

Bộ phận dùng: Thân rễ của cây lông cu li được sử dụng để làm thuốc. Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhắt vào cuối thu sang đông. Khi hái về thì rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ, thái mỏng, phơi khô. Có khi đồ hơi nước rồi mới phơi, làm như vậy nhiều lần; có khi lại còn đổ với đậu đen chín lần đồ, chín lần phơi rồi cuối cùng thái mỏng phơi khô.

Tính vị, công năng: Vị ngọt, đắng, cay, tính ôn. Quy vào 2 kinh Can và Thận.

Công dụng: Chữa tê thấp, đau lưng (Thân rễ ngâm rượu hoặc sắc uống). Thuốc cầm máu (Lông dịt vết thương).

  1. Công dụng của Cẩu tích

Theo Đông Y:

Công dụng: Mạnh gân xương, trừ phong thấp và bổ can thận. Ngoài ra nhân dân còn dùng lông ở thân rễ của cây cu li đắp lên vết thương giúp cầm máu.

Chủ trị: Bạch đới, khí hư, tiểu tiện nhiều lần, đau lưng, thận hư yếu,…

Thân rễ cẩu tích đã được nghiên cứu dược lý và nhận thấy có tác dụng chống viêm, ức chế chủ yếu giai đoạn viêm cấp tính, tác dụng yếu trên giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm.

Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính âm, có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.


Cây Cẩu Tích là vị thuốc dùng trị đau xương khớp, thấp khớp

Trong dân gian, thân rễ cẩu tích có tác dụng trị thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh, đi tiểu nhiều lần ở người lớn tuổi, phụ nữ khí hư bạch đới. Ngoài ra, thân rễ cẩu tích còn chữa đau dây thần kinh hông, chứng tiểu gắt, tiểu són không cầm được hay phụ nữ có thai đau khắp người.

Lông vàng phủ xung quanh thân rễ cẩu tích dùng đắp các vết thương, vết đứt tay chân để cầm máu. Các lông này được cho là sẽ hút phần huyết thanh trong máu và giúp hỗ trợ tạo thành cục máu đông, khiến máu mau đông.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Dược liệu có tác dụng cầm máu.

Theo một số tài liệu nước ngoài, thân rễ cẩu tích còn được dùng làm thuốc bổ, thuốc giun và trị đau lưng. Những lông vàng hoặc nâu nhạt phủ quanh thân rễ có tác dụng cầm máu nhanh theo cơ chế cơ học.

-Lưu ý: Không dùng dược liệu cho người bị thân hư do nhiệt (lưỡi khô, mồm miệng đắng, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng). Bài thuốc từ cẩu tích có tác dụng bồi bổ gan thận và cải thiện các triệu chứng như tiểu tiện nhiều, tiêu lỏng, đau lưng mỏi gối,… Tuy nhiên để hạn chế tác dụng phụ khi điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện những bài thuốc nói trên.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn